This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Monday, April 1, 2013

Lời khuyên cho người chơi tennis

Ngày càng có nhiều người tham gia chơi tennis. Tuy nhiên, ít người hiểu rõ về những yếu tố giúp phòng tránh chấn thương khi chơi môn thể thao này.

Những điểm cần lưu ý
Tennis là một môn thể thao rất phổ biến và được ưa chuộng trên thế giới. Tại Việt Nam, trước đây môn chơi tennis thường được xem là của giới thượng lưu, nhưng hiện nay, loại hình thể thao này đã rất phổ biến, ngày càng có nhiều người tham gia. Tuy nhiên, rất ít người nắm rõ những cách phòng tránh chấn thương khi chơi tennis. Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Anh (Tổng thư ký Hội Y học – thể thao TP.HCM): “Nếu không được chuẩn bị kỹ một số kiến thức cơ bản về phòng ngừa chấn thương trong lúc tập luyện cũng như thi đấu, thì người tập luyện và chơi tennis chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư có thể bị chấn thương với tỷ lệ rất cao”.  
Bác sĩ Nguyễn Trọng Anh đưa ra những lời khuyên cụ thể trong phòng tránh chấn thương như sau: khi chơi cần chọn loại vợt đúng, phù hợp – phù hợp về kích thước tay cầm, độ căng của lưới theo hướng dẫn của chuyên gia về tennis; chọn giày và vớ chuyên dùng cho tennis – chọn giày phù hợp sẽ tránh nguy cơ lật bong gân cổ chân. Nếu không có vớ chuyên dùng, có thể mang 2 vớ để tăng cường cho cổ chân; chú ý mặt sân – cố gắng tránh chơi trên mặt sân quá cứng, không đàn hồi, như xi măng, nhựa đường. Để phòng tránh các chấn thương cột sống thắt lưng khi chơi trên mặt sân cứng, hãy dùng miếng lót đế giày thật êm nhằm giảm độ xốc lên cột sống; không nên chơi dưới trời mưa, hoặc lúc cơ thể không được khỏe, vì rất dễ dẫn đến chấn thương…
Ngoài ra, còn phải lưu ý đến những yếu tố khác nữa như: làm nóng và khởi động thật kỹ trước khi chơi, vì nếu cơ bắp ở trạng thái nguội mà chơi ngay thì rất dễ bị chấn thương. Dành từ 3-5 phút để làm nóng như: nhảy bật tại chỗ, chạy quanh sân, thực hiện các bài tập kéo giãn gân cơ cho đến khi ra mồ hôi; giữ cán vợt khô (lau khô cán vợt thường xuyên, hoặc xoa bột phấn để giúp tránh phồng rộp da bàn tay); ở cú xẹt và đập banh, người chơi không nên vặn lưng quá mức cần thiết, mà nên rùn gối xuống, nhón gót lên giúp giữ thăng bằng thân mình. Mặt khác, cánh tay phải hơi cong, nếu xẹt trong tư thế thẳng tay và gồng cứng cổ tay sẽ làm cho lực chấn thương dồn vào cổ và khuỷu tay; trong lúc tạt banh cần hơi cong cánh tay và gập khuỷu, gân nhị đầu cánh tay và khớp vai sẽ chia đều lực, tránh được chấn thương khuỷu; khi đỡ banh chạm đất nảy lên không nên tạo lực làm banh xoáy quá mức; ở cú rờ-ve thực hiện bằng cách, vặn xoay vai, sau đó mới vung cánh tay, không nên đặt ngón cái dọc cán vợt để đối trọng lực, sẽ gây bong gân ngón cái.
Yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng
Bên cạnh những điểm lưu ý trên, theo bác sĩ Nguyễn Trọng Anh còn có yếu tố rất quan trọng nữa, đó là: cần phải có chế độ dinh dưỡng đúng, hợp lý khi chơi môn tennis, chẳng hạn: cần uống nhiều nước trước, trong và sau khi chơi để giúp tránh bị chuột rút và co cứng cơ. Đặc biệt, vì môn chơi này tiêu hao nhiều sức lực, vì thế cần ăn uống đầy đủ chất, và cần bổ sung các vitamin, khoáng chất (như: Pharmaton, Plusssz, Centrum) để giúp tăng cường khả năng hoạt động thể lực, cũng như giúp người chơi phục hồi thể lực nhanh chóng, nhờ đó sẽ giúp hạn chế được những chấn thương do quá tải và mệt mỏi.
Để phòng tránh tổn thương gân gót Achilles bằng cách tránh động tác nhảy lên chạm đất chỉ trên vùng trước bàn chân vì có thể gây đứt gân gót. Động tác đúng là phải chạm đất đầu tiên bằng phần trước bàn chân, liền sau đó là gót chân. Phòng tránh đau gót chân do viêm cân gan chân (thường do quá tải bàn chân), phương pháp điều trị tốt nhất là ngưng chơi một thời gian, và khi chơi nên mang giày chuyên biệt có miếng lót êm nâng vòm trong bàn chân, và đệm gót giúp giảm đau.
Trang bị kiến thức cơ bản về sơ cứu như: biết xử trí những chấn thương nhỏ như trầy mặt, bầm do đụng dập, viêm gân, bong gân, rách cơ nhẹ… Nên có sẵn số điện thoại của bác sĩ chuyên khoa thể thao hay cơ sở y tế chuyên khoa để liên lạc và đến xử trí ngay những chấn thương cấp cứu như: chấn thương đầu, trật khớp, bong gân khuỷu, cổ và bàn tay, hay gãy xương…


Tham khảo phương thức điều trị chấn thương gân bằng thuốc Tendoactive
          Link: http://duocdongdo.vn/cat/index.html
Duy Hung (Theo SKGĐ)

Bong gân khi chơi tennis

Bong gân cổ chân là một trong những chấn thương thường gặp nhất trong tennis, cầu lông, bóng đá…. Nhưng, một khi bị chấn thương, nhiều lúc chúng ta không biết xử trí đúng cách và tập phục hồi như thế nào cho nhanh trở lại bình thường.

Bong gân là tình trạng dây chằng bị dãn hoặc rách khi chấn thương. Bong gân dây chằng bên ngoài khi lật cổ chân vào trong là thường gặp nhất. Cổ chân sẽ sưng và đau chói ở mặt trước ngoài, đôi khi bầm tím và đau nhiều làm đi không được ở những trường hợp nặng .
Xử trí:
Ngay lúc chấn thương, áp dụng ngay nguyên tắc RICE:
Rest: Khi bong gân, phải ngưng chơi ngay.
Ice: Chườm túi nước đá lên vùng sưng đau 10-20 phút mỗi 3-4 lần trong 48 giờ đầu.
Compression: Dùng băng thun băng ép nhẹ cổ chân.
Elevation: Ngồi hoặc nằm kê chân cao.
Uống thuốc giảm đau kháng viêm. Không nên xoa bóp dầu nóng, thuốc rượu, đắp muối, vì sẽ làm máu bầm nhiều hơn và dây chằng lành không tốt.
Nếu sau 3-5 ngày mà vẫn còn sưng đau, đi không được nên đến khám bác sĩ chuyên khoa chấn thương thể thao.
Tập phục hồi:
Một vài ngày sau khi giảm sưng, đau phải tập phục hồi ngay. Chương trình tập gồm 3 phần chính:
1. Lấy lại tầm vận động và sự mềm dẻo của khớp: gập duỗi nhẹ nhàng cổ chân. Sau 5-7 ngày, bắt đầu tập bẻ cổ chân vào trong và ra ngoài. Làm bài tập kéo căng(stretching) gân cơ bụng chân, gót chân.
2. Lấy lại sức mạnh cổ chân: sau khi tầm vận động đạt 60-70%, tập sức mạnh gân cơ vùng cổ chân: Đá chân với tạ, hoặc dây cao su chun giãn.
3. Tập thăng bằng: Sau khi tầm vận động và sức mạnh cổ chân gần như hoàn toàn, tập đứng 1 chân trên chân đau, dang chân còn lại và 2 tay, giữ trong 1 đến 2 phút.
Khi nào chơi thể thao lại?
Khi cổ chân hết sưng, hết đau khi vận động; tầm vận động, sự mềm dẻo và sức mạnh của cổ chân gần như bình thường.
Khi vận động nên mang băng, nẹp chuyên dùng cố định cổ chân một thời gian trong lúc tập cho sức mạnh cổ chân trở lại bình thường.
Nếu cần tư vấn hay tìm hiểu thêm về các chấn thương thể thao - cách phòng ngừa và xử trí, bạn có thể tham khảo website:
http://duocdongdo.vn


Tham khảo phương thức điều trị chấn thương gân bằng thuốc Tendoactive
          Link: http://duocdongdo.vn/cat/index.html

Những sai lầm khi điều trị bong gân

Bong gân là một trong những tổn thương rất hay gặp và sẽ để lại nhiều hậu quả nếu không điều trị đúng cách.Tuy nhiên trên thực tế thì hầu hết bệnh nhân thường chủ quan với chấn thương này và không tuân thủ đúng điều trị. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những điều cần thiết nhất khi mắc phải chấn thương này.


Bong gân xảy ra khi nào?

Bong gân chính là tổn thương dây chằng ở các khớp, đây là phần liên kết 2 xương lại với nhau, bong gân là một cách gọi dân gian với dạng chấn thương này. Các trường hợp dẫn đến chấn thương dây chằng thường là chơi thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn trong sinh hoạt hằng ngày... Các vị trí dây chằng bị tổn thương thường gặp là khớp cổ tay, cổ chân, vai, khuỷu tay... gồm các mức độ khác nhau:
Týp 1: dây chằng bị giãn.
Týp 2: dây chằng bị đứt một phần.
Týp 3: dây chằng bị đứt hoàn toàn.
Xác định mức độ chấn thương đúng để điều trị đúng
Cần dựa vào các biểu hiện qua thăm khám tại chỗ, nếu người bệnh chỉ thấy sưng đau, cảm giác mất vững khi vận động thì dây chằng bị giãn hoặc có đứt một phần nhưng nếu vừa sưng đau, mất vững và vừa bầm tím thì rất có thể dây chằng đã bị đứt một phần hoặc hoàn toàn.
Để khẳng định chắc chắn hơn bệnh nhân cần được chụp Xquang, ngoài ra có thể phải làm siêu âm và chụp cộng hưởng từ.
Phải làm gì khi bị bong gân?
Đối với tổn thương dây chằng thì biện pháp điều trị bảo tồn là chủ yếu. Quan trọng nhất là cần thực hiện bất động khớp bị tổn thương đủ thời gian để dây chằng phục hồi trở lại. Có thể bất động bằng dùng nẹp y tế, dùng băng chun ép nhưng tốt nhất là bất động bằng đắp bột  mới đảm bảo được bất động tuyệt đối. Thời gian cần bất động thường là 4 tuần, với  người cao tuổi thì thời gian có thể lâu hơn một chút. Sau đó người bệnh có thể vận động nhẹ nhàng và sau 8 tuần có thể chơi thể thao bình thường.
Những trường hợp tổn thương dây chằng nhưng do không tuân thủ đúng chỉ định điều trị sẽ dẫn đến xơ hoá dây chằng gây đau mạn tính và khó vận động sẽ phải phẫu thuật để tạo hình lại dây chằng.
Đa số người bệnh sai lầm khi bị bong gân
Quan niệm của người bệnh thường rất chủ quan khi bị bong gân, họ cho rằng tai nạn bong gân không quan trọng, họ chỉ đến bệnh viện khi có kết hợp với gãy xương vì thế dẫn đến hàng loạt sai lầm do tự điều trị. Người dân thường dùng mật gấu, rượu, xoa cao vào nơi bị tổn thương, đây là sai lầm nghiêm trọng vì tổn thương dây chằng nghiêm cấm dùng các chất nóng tác động tại chỗ do những chất này gây chảy máu mạnh hơn. Trong khi tổn thương này cần dùng các thuốc gây lạnh và làm giảm đau tại chỗ như các loại thuốc dạng gel lạnh hay salonpas lạnh.
Các chất có tính nóng chỉ nên dùng trong trường hợp gãy xương vì tác dụng của sức nóng sẽ làm tăng tiết dịch, máu làm nhanh liền xương hơn. Nhưng tuyệt đối không nên xoa vào nơi dây chằng tổn thương vì  có thể dẫn đến teo cơ, cứng khớp sau này.
Do chủ quan với bệnh nên hầu hết người bệnh đều cố gắng vận động mà không tuân thủ yêu cầu phải cố định, điều này có thể dẫn đến đau dây chằng mạn tính, có dùng thuốc cũng không điều trị dứt điểm được.  
Sử dụng các thuốc điều trị như thế nào?
Ngoài việc dùng băng chun ép, đắp bột để bất động người bệnh cần dùng các thuốc sau:
Thuốc giảm đau, dòng NSAIDs;  thuốc giảm phù nề, viêm như alphachoay; trong một số trường hợp tổn thương dây chằng lớn có thâm tím do đứt nhiều thì phải dùng kết hợp thuốc kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn.


Tham khảo phương thức điều trị chấn thương gân bằng thuốc Tendoactive
          Link: http://duocdongdo.vn/cat/index.html

Ths Trần Trung Dũng( theo SK&DS)

Giãn dây chằng: Chữa sao cho khỏi?

Em đã đi chụp X-quang và không có vấn đề gì về xương,khớp đầu gối. Như vậy thì ngoài việc bị dãn dây chằng em có nguy cơ bị gì nữa không ạ.Và cách điều trị dứt điểm như thế nào ạ?
Lê Hà

Nếu đúng , thì bệnh tình chính của cháu chủ yếu nằn ở hệ dây chằng ( giữ, cố định cho khớp” và cò lẽ có chút phần của cơ, chứ chưa đến nỗi phạm đến xương khớp. Giãn dây chằng có thể tự hồi phục hoặc phải qua điều trị.
Có trường hợp dây chằng hồi phục nhưng chỗ bám của dây chằng vào xương bị bong tróc do tai nạn, và sự lỏng lẻo này có thể tiếp tục làm phiền nạn nhân, nhất là với các cử động mạnh. Tóm lại, cú tái phát này, chứng tỏ có cái gì đó trong đầu gối của cháu chưa thật sự vững chắc, từ việc điều trị lúc trước chưa rốt ráo hoặc từ một phát sinh mới .
Do vậy, cháu nên trở lại khoa chấn thương chỉnh hình để xem lại, coi như một lần chấn thương mới.
AloBacsi.vn

Làm gì khi bị chấn thương dây chằng?

Tôi bị ngã khi đang chơi thể thao, bị bầm tím cổ chân rất khó vận động, tôi đi chụp phim thì chỉ bị chấn thương dây chằng. Có người nói tôi nên xoa bóp bằng các loại dầu cao nóng, có người bảo tôi không nên mà dùng chườm lạnh. Xin bác sĩ cho biết tôi phải điều trị thế nào?
Nguyễn Hữu Toàn (Thanh Hóa)
Trường hợp của anh là một chấn thương dây chằng thường gặp trong tai nạn lao động và sinh hoạt. Nếu vừa sưng đau, mất vững và vừa bầm tím thì rất có thể dây chằng đã bị đứt một phần hoặc hoàn toàn. Đối với tổn thương dây chằng thì biện pháp điều trị bảo tồn là chủ yếu. Quan trọng nhất là cần thực hiện bất động khớp bị tổn thương đủ thời gian để dây chằng phục hồi trở lại. Có thể bất động bằng dùng nẹp y tế, dùng băng chun ép nhưng tốt nhất là bất động bằng đắp bột mới đảm bảo được bất động tuyệt đối. Thời gian cần bất động thường là 4 tuần, sau đó có thể vận động nhẹ nhàng và sau 8 tuần có thể chơi thể thao bình thường. Những trường hợp tổn thương dây chằng nhưng do không tuân thủ đúng chỉ định điều trị sẽ dẫn đến xơ hoá dây chằng gây đau mạn tính và khó vận động sẽ phải phẫu thuật để tạo hình lại dây chằng.
Người dân thường dùng mật gấu, rượu, xoa cao vào nơi bị tổn thương, đây là sai lầm nghiêm trọng vì tổn thương dây chằng nghiêm cấm dùng các chất nóng tác động tại chỗ do những chất này gây chảy máu mạnh hơn. Các chất có tính nóng chỉ nên dùng trong trường hợp gãy xương vì tác dụng của sức nóng sẽ làm tăng tiết dịch, máu làm nhanh liền xương hơn. Nhưng tuyệt đối không nên xoa vào nơi dây chằng tổn thương vì  có thể dẫn đến teo cơ, cứng khớp sau này. Trong khi tổn thương này cần dùng các thuốc gây lạnh và làm giảm đau tại chỗ như các loại thuốc dạng gel lạnh hay salonpas lạnh.
ThS. Trần Trung Dũng